image banner
  • Chợ số

    Tết về chợ nổi Cái Răng Thuyền ghe tấp nập, "bẹo" giăng ngang trời Bồng bềnh sông Hậu nắng tươi Gió lay nghiêng nón má cười đón anh”

  • An toàn trên mạng

    “Tre xanh xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh… Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao lên lũy lên thành tre ơi!”

  • Truyền thanh số

    "Chiềng làng chiềng chạ Thượng - Hạ - Tây - Đông”

  • Nông nghiệp số

    “Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu”

  • Tư vấn sức khỏe từ xa

    Nối lời ru mãi ngàn năm Tình người, tình đất thấm đầm hương xuân Nhớ quốc sư bậc thánh nhân Ươm vườn sinh dược nắng ngân ánh hồng”

  • Nhà văn hóa số

    “Nhớ lại năm xưa ở chốn này Dân làng bàn chuyện đánh giặc Tây Em tặng khăn thêu người ra trận Biết mấy yêu thương những tháng ngày.” Nhà văn hóa tại các địa phương hiện là không gian sinh hoạt hàng ngày của dân làng, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhất là phong tục, tập quán của từng vùng, miền, dân tộc, góp phần phát triển xã hội một cách bền vững. Theo dòng chảy của công nghệ, nhà văn hóa của làng đã dần chuyển mình, trở thành các nhà văn hóa số, là nơi dân làng được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, tiện ích số. Nhà văn hóa số còn là nơi người dân chia sẻ, học tập lẫn nhau kinh nghiệm sử dụng các nền tảng số, đưa công nghệ số vào những hoạt động thường ngày.

  • Dịch vụ công trực tuyến

    Nếu không vì họa giặc Ân Chắc chàng Gióng sẽ nông dân suốt đời Dãi dầu nón lá áo tơi Lưng trâu ngất ngưởng với lời ca dao Sẽ mê cô Mận cô Đào Mé sông đánh dậm, bờ ao buông chài” Chính quyền ở cách xa người dân. Nhưng chính quyền số thì lại ở bên cạnh người dân, ngay trong chiếc điện thoại của người dân. Người dân làng thay đổi thói quen, từ hiện diện ở cơ quan chính quyền khi thực hiện thủ tục hành chính, sang ngồi ở nhà làm dịch vụ công trực tuyến.

  • Danh tính số và chữ ký số

    “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông” Mỗi người dân có một thẻ căn cước và nhiều giấy tờ tùy thân khác. Người dân có thể sử dụng chính chiếc điện thoại di động của mình để có căn cước điện tử bằng cách cài đặt và sử dụng ứng dụng VneID của Bộ Công an.

  • Kết nối số

    “Đường làng dẫn đến nhiều nơi Bao nhiêu em bé nên người từ đây Dù bay vượt chín tầng mây, Có ai quên ngọn cỏ may đường làng?” Làng truyền thống có một giới hạn địa lý nhất định. Khi kết nối Internet, không gian làng đã được mở rộng, không còn giới hạn nào nữa. Người dân ở trong làng vẫn có thể “biết chuyện trong thiên hạ” nhờ vào kết nối Internet. Chính quyền đầu tư hạ tầng số ở mức cơ bản, nhưng để mở rộng, phổ cập đến từng hộ gia đình thì phải dựa vào sức mạnh của dân làng. Giống như trước đây, dù hạ tầng điện lưới được kéo về làng, nhưng để điện thắp sáng từng nhà, rồi thắp sáng một vùng quê lại phải dựa vào người dân.

  • Già làng số

    “Đi hỏi già Về nhà hỏi trẻ” Đối với nhiều người, công nghệ số vẫn còn mới mẻ và lạ lẫm. Tâm lý chung của con người là ngại thay đổi thói quen, ngại tìm hiểu và thử cái mới. Khi chưa hiểu rõ, còn dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo. Vì vậy, làng số cần người đóng vai trò của “già làng số”, là người đi đầu, tiên phong sử dụng công nghệ, và sau đó là hướng dẫn người khác sử dụng công nghệ số một cách an toàn, hiệu quả. Ai cũng có thể trở thành “già làng số”, không phân biệt tuổi tác, miễn sao dám thử cái mới, dám chấp nhận cái mới, dám thay đổi thói quen cũ, có tinh thần ham học hỏi, tìm tòi phương thức mới để giải quyết vấn đề của mình. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ, là “già làng số” cần tự mình trực tiếp làm ra một số việc có kết quả cho chính mình, gia đình mình, mang tính tiên phong, làm mẫu, để mọi người có thể tham khảo, áp dụng tương tự.

VIDEO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TÂN THÀNH - HUYỆN THƯỜNG XUÂN -TỈNH THANH HÓA
Địa chỉ: Thôn Thành Thượng - Xã Tân Thành - Huyện Thường Xuân - Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 02373586586   Emai: tanthanh.thuongxuan@thanhhoa.gov.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Văn Anh - Chủ tịch UBND xã
Quản trị website: Bùi Văn Minh - CC Văn phòng - SĐT: 0949684275
Bản quyền thuộc về: UBND xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.
Chung nhan Tin Nhiem Mang